Nắm bắt 6 điểm đáng chú ý nhất trong thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử

03/01/2020

Ngày 30/09/2019, Chính phủ chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ và có hiệu lực thi hành từ ngày 14/11/2019.

Doanh nghiệp cần chú ý 6 điều về hóa đơn điện tử (HĐĐT) có trong thông tư 68/2019/TT-BTC sau đây:

1. Cách đăng ký sử dụng HĐĐT



Quy định cũ

Quy định mới

Giấy tờ cần chuẩn bị

Cần chuẩn bị 3 loại giấy tờ sau:

1, Mẫu hóa đơn

2, Quyết định áp dụng HĐĐT

3, Thông báo phát hành HĐĐT

Chỉ cần chuẩn bị 1 loại giấy: 

1, Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng HĐĐT theo mẫu số 01 ban hành theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Thời gian xét duyệt

Sau 2 ngày (kể từ ngày nộp hồ sơ), nếu cơ quan thuế không có ý kiến thì Doanh nghiệp có thể bắt đầu phát hành hóa đơn

Sau 1 ngày làm việc (kể từ ngày nộp hồ sơ), cơ quan thuế sẽ gửi Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận sử dụng HĐĐT cho đơn vị

2. Ký hiệu mẫu số hóa đơn và Ký hiệu hóa đơn

a. Ký hiệu mẫu số hóa đơn:

Là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn: 1 là Hóa đơn giá trị gia tăng, 2 là Hóa đơn bán hàng, 3 là Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, 4 là các loại hóa đơn khác hoặc các chứng từ điện tử

b. Ký hiệu hóa đơn:

Là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng

  • Ký tự đầu tiên là 1 chữ cái C hoặc K, quy định C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
  • Hai ký tự tiếp theo thể hiện năm lập HĐĐT được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập HĐĐT là năm 2019 thì thể hiện là số 19
  • Ký tự tiếp theo là quy định là T,D,L,M thể hiện loại HĐĐT được sử dụng
  • Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.

Ví dụ: “1C21TAA” – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2021 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.

3. Số hóa đơn

Số hóa đơn được ghi có tối đa 8 chữ số từ 1 - 99999999, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, có tối đa đến số 99999999 thay vì ghi bằng dãy số 7 chữ số (0000001-9999999) như trước kia

4. Xử lý sai sót/điều chỉnh hóa đơn điện tử

Trường hợp

Cách xử lý

Sai về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế

Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn.

Trường hợp dữ liệu HĐĐT đã gửi cơ quan thuế, người bán gửi Thông báo hủy HĐĐT (để giải trình về thông tin sai sót) tới cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP

Sai về mã số thuế, số tiền, thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng

Người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót. Người bán lập HĐĐT mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua.

Trường hợp dữ liệu HĐĐT đã gửi cơ quan thuế, người bán gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế theo mẫu số 04 ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và gửi dữ liệu hóa đơn điện tử mới theo phương thức và thời gian nêu tại Điều 16 Thông tư 68/2019/TT-BTC


Chú ý: Nếu cơ quan thuế sau khi nhận dữ liệu HĐĐT và phát hiện có sai sót thì cơ quan thuế cho người bán rà soát theo Mẫu số 05 (ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP). Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo:

  • Người bán gửi thông báo hủy HĐĐT tới cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn (nếu có).
  • Nếu người bán thông báo hủy HĐĐT đã lập thì người bán lập hóa đơn điện tử mới để gửi người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
  • Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã lập để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.

5. Chuyển dữ liệu HĐĐT đến cơ quan thuế

Quy định cũ

Quy định mới

Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp HĐĐT phải gửi Báo cáo về việc truyền HĐĐT cho cơ quan thuế (theo mẫu số 3, ban hành kèm thông tư 32/2011/TT-BTC).


Người bán thực hiện theo 1 trong 2 phương thức sau:

1, Phương thức 1: Áp dụng với một số lĩnh vực như: Bưu chính viễn thông; Bảo hiểm; Tài chính ngân hàng; Vận tải hàng không…

Người bán gửi Bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng/quý theo phụ lục II ban hành theo thông tư 68/2019/TT-BTC để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng. 

2, Phương thức 2: Đối tượng không thuộc lĩnh vực quy định tại mục 1

Người bán chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn: Sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế

6. Định dạng HĐĐT

Định dạng HĐĐT sẽ sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML ( "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin). Định dạng HĐĐT gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ HĐĐT và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với HĐĐT có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.

Hi vọng các thông tin trên của hoadontvan.com sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt và cập nhật những thông tin mới nhất của thông tư 68/2019/TT-BTC về HĐĐT để việc triển khai hóa đơn được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, Q-invoice hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử Q-invoice vui lòng liên hệ Hotline: 0946 23 92 92 hoặc ĐĂNG KÝ nhận tư vấn miễn phí tại đây 

Youtube Facebook

0946 23 92 92