Lưu ý quan trọng dành cho Doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giấy

03/07/2020

Rất nhiều doanh nghiệp trên cả nước hiện đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử, bắt kịp và đáp ứng quy định bắt buộc của Chính phủ. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp hiện nay vẫn còn sử dụng hóa đơn giấy. 

Vậy Doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn giấy đến khi nào? Doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giấy cần lưu ý những điều gì?

1, Bắt buộc sử dụng Hóa đơn điện tử trong năm 2020

Tới thời điểm hiện tại, Nghị định 119/2018/NĐ-CPThông tư 68/2019/TT-BTC là văn bản mới nhất được Chính Phủ và Bộ Tài Chính quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa dịch vụ

Tại Khoản 2, Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, “Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020”.

Tại khoản 3 và 4 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC, “Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này” 

Như vậy, hạn cuối là ngày 01/11/2020, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh trên toàn quốc bắt buộc triển khai hóa đơn điện tử

Nhằm đẩy mạnh mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế Thành phố Hà Nội ban hành công văn số 31502/CT-TTHT phấn đấu mục tiêu: Trước ngày 30/9/2020, 100% doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng Hóa đơn điện tử

Công văn số 31502/CT-TTHT của Cục thuế Thành phố Hà Nội

Bên cạnh đó, ngày 27/5/2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1978/UBND-KT về đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử năm 2020 gửi các sở, ban, ngành thuộc thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã.

Theo Thông báo số 130/TB-BCĐCQĐT ngày 17/02/2020, Ban Chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử thành phố Hà Nội đặt ra chỉ tiêu: “Trong năm 2020, phấn đấu 100% các đơn vị kinh doanh trên địa bàn, thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố thực hiện giao dịch, thanh toán bằng hóa đơn điện tử...”. (Nguồn: Hanoimoi.com.vn)

Thành phố Hà Nội đang tích cực đẩy mạnh việc triển khai sử dụng Hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố sớm triển khai sử dụng hóa đơn điện tử sẽ nhận được nhiều lợi ích, tiết kiệm chi phí và doanh nghiệp có thời gian làm quen với hóa đơn điện tử trước thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc

2, Lưu ý dành cho Doanh nghiệp còn sử dụng Hóa đơn giấy

Thời gian từ 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020 là giai đoạn chuyển tiếp từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử. Trong giai đoạn này, Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ vẫn có hiệu lực thi hành.

a, Xuất hóa đơn bán hàng đối với trường hợp bán hàng hóa dịch vụ dưới 200.000 đồng

Với hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng: Người bán hàng không cần xuất hóa đơn cho người mua, trừ trường hợp người mua yêu cầu (Theo Khoản 1 điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

Với trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên:

Khi người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (Theo Khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC)

Như vậy, trước ngày 01/11/2020 (tức từ nay đến ngày 31/10/2020), chỉ khi tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì người bán không cần lập hóa đơn, không cần xuất hóa đơn điện tử (trừ trường hợp người mua yêu cầu thì vẫn phải lập).

Kể từ ngày 01/11/2020, 100% doanh nghiệp trên toàn quốc bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, mọi hình thức sử dụng hóa đơn giấy sẽ phải “khai tử” và chuyển sang dùng HĐĐT theo quy định, đồng thời các quy định cũ về hóa đơn sẽ chính thức hết hiệu lực.

Từ ngày 01/11/2020, mọi trường hợp bán hàng, cung cấp dịch vụ phải xuất hóa đơn điện tử, không phân biệt giá trị từng lần bán, không phụ thuộc người mua có lấy hóa đơn hay không.

b, Sử dụng hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử

Tại Khoản 2 Điều 36 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, “ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”

Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 04/2014/NĐ-CP, “Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.”

Như vậy, trước ngày 01/11/2020, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy, doanh nghiệp không cần hủy số hóa đơn giấy chưa sử dụng.

Theo quy định tại Thông tư 68/2019/TT-BTC thì Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP sẽ chính thức hết hiệu lực từ ngày 01/11/2020. 

Các đơn vị phải kết thúc việc sử dụng song song cả hai loại hình hóa đơn và chỉ được phép sử dụng duy nhất hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/11/2020.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp Xử lý chuyển tiếp hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử thế nào?

Hi vọng các thông tin trên của hoadontvan.com sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt và cập nhật những thông tin mới nhất về HĐĐT để việc triển khai hóa đơn được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, Q-invoice hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu TƯ VẤN MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử Q-invoice vui lòng liên hệ Hotline: 0946 23 92 92 hoặc ĐĂNG KÝ nhận tư vấn MIỄN PHÍ tại đây

Youtube Facebook

0946 23 92 92