Có cần thiết hủy hóa đơn giấy để đăng ký hóa đơn điện tử không?

11/04/2020

Rất nhiều doanh nghiệp muốn chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử vào thời điểm đầu năm 2020 này nhưng còn băn khoăn vì doanh nghiệp còn tồn nhiều hóa đơn giấy.  

Vậy doanh nghiệp có cần hủy số hóa đơn giấy để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử không? Nếu sử dụng song song cả hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp có thể sử dụng đến khi nào?

Xem thêm: Doanh nghiệp Xử lý chuyển tiếp hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử thế nào?

 


 

1. Có cần hủy số hóa đơn giấy để chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử không?

Căn cứ vào quy định pháp lý sau:

Tại Khoản 3 Điều 35

Nghị định 119/2018/NĐ-CP

“Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.”

Tại Khoản 2 Điều 26 

Thông tư 68/2019/TT-BTC

“Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;”

Tại Khoản 2 Điều 36 

Nghị định 119/2018/NĐ-CP

“Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”

Tại Khoản 2 Điều 1

Nghị định 04/2014/NĐ-CP

“Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.”

Tại Khoản 3 Điều 7

Thông tư 32/2011/TT-BTC

“Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.

Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn”

 

Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Doanh nghiệp không cần hủy số hóa đơn giấy chưa sử dụng mà chỉ cần lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử phù hợp và thực hiện đăng ký phát hành hóa đơn điện tử để bắt đầu sử dụng.


2. Có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử đến khi nào?

Theo quy định tại Thông tư 68/2019/TT-BTC thì Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư số 32/2011/TT-BTC sẽ chính thức hết hiệu lực từ ngày 01/11/2020

Xem thêm: 8 văn bản quy định về hóa đơn điện tử hết hiệu lực trong năm 2020

Điều này đồng nghĩa rằng, chính thức từ ngày 01/11/2020, các đơn vị phải kết thúc việc sử dụng song song cả hai loại hình hóa đơn và chỉ được phép sử dụng duy nhất hóa đơn điện tử, đúng như quy định bắt buộc thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020 của Thông tư 68/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

Xem thêm: Từ ngày 01/11/2020 đồng loạt bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử trên toàn quốc

 

Hi vọng các thông tin trên của hoadontvan.com sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt và cập nhật những thông tin mới nhất về HĐĐT để việc triển khai hóa đơn được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, Q-invoice hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu tư vấn miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử Q-invoice vui lòng liên hệ Hotline: 0946 23 92 92 hoặc ĐĂNG KÝ nhận tư vấn MIỄN PHÍ tại đây

Youtube Facebook

0946 23 92 92